Phép trừ là một trong những phép toán đầu tiên mà các em học sinh phải làm quen khi vào tiểu học. Để nắm bắt được cách thức thực hiện phép trừ trước hết các em phải phân biệt được các thành phần của phép toán bao gồm hiệu, số bị trừ và số trừ. Vậy hiệu, số bị trừ và số trừ là gì? Hãy cùng Sigma Books tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Số bị trừ và số trừ là gì?
Trong một phép trừ bất kỳ sẽ bao gồm 3 thành phần chính lần lượt là số bị trừ, số trừ và hiệu. Để hiểu và làm tốt các bài toán liên quan đến phép trừ, bắt buộc các em học sinh phải ghi nhớ và phân biệt được từng thành phần trong phép trừ.
Số bị trừ là gì? Cách xác định số bị trừ
Số bị trừ là số bị lấy đi giá trị sau khi thực hiện phép trừ.
Ví dụ minh họa 1: 5 – 3 = 2
Với phép trừ trên, số bị trừ là số 5 vì sau khi thực hiện phép trừ, số 5 bị lấy đi 3 giá trị nên chỉ còn 2. 2 ở đây đóng vai trò là hiệu
Ví dụ minh họa 2: Toàn có 12 quả cam. Toàn cho Mai 3 quả và ăn mất 2 quả. Vì vậy toàn còn lại 7 quả cam.
Trong đó 12 quả cam ban đầu của Toàn chính là số bị trừ
Trong một phép trừ, số bị trừ là số đầu tiên nằm ở bên trái dấu trừ
Ví dụ: 12 – 11 = 1
Số 12 là số đầu tiên của phép trừ và nằm bên trái của dấu trừ vì vậy số 12 là số bị trừ
Số trừ là gì? Cách xác định số bị trừ
Số trừ là số lượng giá trị bị lấy đi ở số trừ. Số bị trừ sau khi lấy đi một lượng giá trị bằng giá trị của số trừ sẽ còn lại hiệu.
Ví dụ minh họa 1: 26 – 2 = 24
Với phép trừ trên, số bị trừ là số 26 và số trừ là số 2. Số 26 sau khi lấy đi 2 giá trị thì còn lại 24. 24 là hiệu
Ví dụ minh họa 2: Lan có 5 chiếc bút chì. Lan tặng cho Nam 3 chiếc bút chì. Vì vậy Lan còn lại 2 chiếc bút chì.
Có thể thấy rằng sau khi cho Nam 3 bút, số lượng bút chì của Lan bị lấy đi 3 bút chì vì thế Lan còn lại 2 bút. 3 bút chì mà Lan cho Nam chính là số trừ của phép toán này.
Để xác định số trừ trong một phép trừ, các em có thể xác định số nằm bên phải dấu trừ chính là số bị trừ.
Ví dụ: 9 – 3 = 6
Có thể thấy số 3 nằm bên phải dấu trừ vì vậy 3 là số trừ của phép toán trên.
Hiệu là gì? Các xác định hiệu trong phép trừ
Cách xác định vị trí của số bị trừ, số trừ và hiệu
Hiệu hay còn gọi là hiệu số là kết quả thu được của phép trừ.
Ví dụ minh họa 1 : 13 – 8 = 5
Số 5 là kết quả của phép trừ trên vì vậy 5 được gọi là hiệu
Ví dụ minh họa 2: Mẹ mua cho bé 1 tá cặp tóc mới. Bé đánh mất 3 chiếc. Còn lại 12 – 3 = 9 chiếc cặp tóc. Vậy 9 là số cặp tóc còn lại và được gọi là hiệu của phép trừ trên.
Trong một phép trừ hiệu thường nằm ở bên phải dấu bằng.
Ví dụ 12 – 9 = 3
Ta thấy trong phép trừ trên số 3 nằm bên phải dấu bằng vì thế 3 là hiệu của phép trừ.
Các dạng toán từ cơ bản đến nâng cao về số trừ và số bị trừ
Bài toán thực hiện phép tính
Bài toán thực hiện phép tính là bài toán cơ bản mà các em học sinh đã được làm quen ngay từ lớp 1. Tuy nhiên khi lên lớp 2, dạng toán này sẽ được mở rộng hơn với các phép trừ có phạm vi lớn hơn như phép trừ hàng chục, phép trừ một số cho số có hai chữ số….
Cách thực hiện phép trừ cho số có 2 chữ số có nhớ như sau:
Bước 1: Đặt phép tính
Đặt phép tính theo cột dọc lần lượt từ số bị trừ và số trừ sao cho các số từ hàng đơn vị đến hàng chục thẳng hàng.
Bước 2: Thực hiện trừ lần lượt từ hàng đơn vị đến hàng chục của số bị trừ cho số trừ. Nếu chữ số hàng đơn vị của số bị trừ nhỏ hơn số trừ thì thêm số 1 vào trước hàng đơn vị rồi tiến hành trừ. Khi đó khi trừ hàng chục trừ ta cộng thêm vào hàng chục của số trừ 1 đơn vị rồi tiến hành trừ.
Ví dụ minh họa:
Một số phép trừ số 2 chữ số cho số 2 chữ số.
81 – 46 = ?
Bước 1: Tiến hành đặt phép trừ theo cột dọc như hình
Bước 2: Trừ cột đơn vị
Ta thấy 1 nhỏ hơn 6 nên lấy 11 – 6 = 5
Bước 3: Nhớ 1 từ phép trừ cột đơn vị lúc trước nên lấy 8 – 5 = 3
Vậy hiệu của phép từ này là 35
Để cho thành thạo hơn, các em hãy thực hiện các phép trừ còn lại nhé.
Đáp án tham khảo
31 – 17 = 14
51 – 19 = 32
71 – 38 = 33
61 – 25 = 36
41 – 12 = 29
71 – 26 = 45
61 – 34 = 27
91 – 49 = 42
81 – 55 = 26
Bài toán tìm số bị trừ, số trừ
Với dạng toán này, đề bài sẽ cho thông tin về số trừ, hiệu và yêu cầu tìm số bị trừ. Hoặc đề bài sẽ cho thông tin về số bị trừ, hiệu và yêu cầu tìm số trừ.
Để giải các bài toán này, các em hãy ghi nhớ công thức sau:
Số bị trừ = số trừ + hiệu
Số trừ = số bị trừ – hiệu
Ví dụ minh họa: Một phép toán có hiệu là 13, số bị trừ là 25. Tìm số trừ
Cách giải:
Số trừ = số bị trừ – hiệu vì thế số trừ của phép toán trên là:
Số trừ = số bị trừ – hiệu = 25 – 13 = 12
Ví dụ minh họa 2: Một phép toán có hiệu là 24, số trừ là 12. Tìm số bị trừ
Cách giải:
Số bị trừ = số trừ + hiệu
Vì thế số bị trừ của phép toán trên là:
Số bị trừ = số trừ + hiệu = 24 + 12 = 36
Trên đây là những bài toán từ cơ bản đến nâng cao về số bị trừ và số trừ là gì. Hi vọng rằng thông qua bài viết này các em học sinh cũng như phụ huynh có thể chinh phục thành công bài toán tìm số trừ lớp 2, tìm số bị trừ cũng như thực hiện thành thạo các phép trừ nhanh và chính xác. Chúc các em thành công.