4 Cách Cải Thiện Tư Duy Phản Biện Hiệu Quả Cao Bạn Cần Biết

Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng được nhắc đến rất nhiều trong quá trình học tập, công việc và cả đời sống hàng ngày. Tuy nhiên rất nhiều người còn chưa thực sự hiểu về tư duy phản biện cũng như cách để khai phá hết khả năng trí tuệ của chính bản thân mình. Vì thế hãy cùng Sigma Books tìm hiểu về tầm quan trọng của tư duy phản biện và cách rèn luyện tư duy phản biện này.

Tư duy phản biện là gì?

Khi nhắc đến tư duy phản biện, sẽ có người nghĩ rằng đây là cách để tranh luận hay bảo vệ quan điểm cá nhân nhưng thực tế tư duy phản biện không phải như bạn đã nghĩ. Vậy tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện là việc phát triển tư duy thông qua quá trình rèn luyện một cách có kỷ luật. Từ đó hình thành lên những đánh giá, phân tích để định hướng cho các hành động và niềm tin của cá nhân.

Về bản chất, tư duy phản biện đòi hỏi chúng ta phải kết hợp các khả năng quan sát, phân tích, tìm tòi và đánh giá. Những người có tư duy phản biện sẽ biết xác định, phân tích và giải quyết vấn đề một cách khoa học có hệ thống thay vì bằng trực giác hay bản năng năng của mình.

Vậy như thế nào là một người có tư duy phản biện tốt? Một người có tư duy phản biện tốt là người thường xuyên đặt câu hỏi khi gặp một vấn đề nào đó. Họ không ngừng quan sát, tìm kiếm và phân tích mọi khía cạnh của vấn đề để tìm ra đáp án chính xác nhất. Vì thế người tư duy phản biện tốt thường có óc sáng tạo tốt vì họ không bị gò bó bởi những lối mòn tư duy thông thường. Nhờ đó việc học tập, làm việc của người biết tư duy phản biện thường thuận lợi hơn.

Tầm quan trọng của tư duy phản biện

Tư duy phản biện không phải là một kỹ năng có thể dễ dàng đạt được mà cần sự rèn luyện thường xuyên và lâu dài. Tuy nhiên kỹ năng này lại mang lại nhiều lợi ích tích cực cả trong học tập, công việc và đời sống.

Nâng cao khả năng bao quát vấn đề

Khi gặp một tình huống cần giải quyết, tư duy phản biện giúp bạn gạt bỏ được quyết định mang tính cảm xúc thay vào đó là lối suy nghĩ một cách bao quát, rõ ràng và có hệ thống. Dựa trên những quan sát thực tế, thông tin nghiên cứu, kinh nghiệm và vốn kiến thức tích lũy để đưa ra những quyết định chính xác hơn.

Cải thiện kỹ năng giao tiếp

Tư duy phản biện giúp người nói rèn luyện được khả năng sắp xếp các dữ liệu theo luận điểm, lập luận chỉnh chu và logic, trước khi trình bày quan điểm của mình. Nhờ đó khả năng giao tiếp, trình bày quan điểm hay thuyết trình được cải thiện hơn.

Thúc đẩy sự sáng tạo

Một người có kỹ năng tư duy phản biện tốt là người biết nhìn nhận vấn đề một cách bao quát từ mọi khía cạnh. Vì thế suy nghĩ của họ thường bước ra khỏi lối mòn thông thường và có những ý tưởng sáng tạo.

Gia tăng hiểu biết

Tư duy phản biện thúc đẩy chúng ta không ngừng tò mò học hỏi từ mọi mặt trong cuộc sống. Khi đứng trước một thông tin mới, người tư duy phản biện luôn luôn đặt ra các câu hỏi và tìm tòi, nghiên cứu để có được câu trả lời. Nhờ đó vốn kiến thức cũng như khả năng hiểu biết của họ luôn không ngừng tăng lên và giúp ích trong công việc cũng như cuộc sống.

Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện

Quan sát, đánh giá mọi việc một cách khách quan

Muốn có một tư duy phản biện tốt, đầu tiên bạn cần học cách đánh giá mọi vấn đề một cách khách quan. Trước khi đưa ra một nhận định nào đó, hãy quan sát và đánh giá vấn đề từ mọi khía cạnh. Từ đó bạn sẽ gạt bỏ được những suy nghĩ cảm tính và đưa ra quyết định chính xác hơn.

Thường xuyên đặt câu hỏi

Khi đứng trước một vấn đề, hãy bắt đầu bằng những câu hỏi Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Tại sao? Như thế nào? Chỉ khi đặt câu hỏi thì não bộ chúng ta mới có được cái nhìn rộng và khách quan hơn để lựa chọn giữa nhiều luồng thông tin. Việc đặt câu hỏi cũng giúp cho chúng ta không ngừng học hỏi từ mọi mặt trong cuộc sống. Nhờ đó gia tăng vốn kiến thức của mỗi người.

Đảo ngược mọi vấn đề

Khi gặp một vấn đề khó khăn và không thể đưa ra hướng giải quyết, bạn có bao giờ nghĩ đến việc đảo ngược vấn đề đó? Ví dụ rõ ràng là con gà đẻ ra quả trứng nhưng quả trứng cũng tạo nên con gà. Vậy thì hãy tự hỏi con gà có trước hay quả trứng có trước? Đó chính là lối tư duy bằng cách đảo ngược vấn đề. Khi đảo ngược một vấn đề, bạn sẽ thoát ra khỏi lối mòn tư duy thông thường, từ đó tìm ra những ý tưởng mới lạ, sáng tạo hơn.

Chỉ kết luận vấn đề khi đã có bằng chứng xác thực

Những quyết định chủ quan và cảm tính chính là hành vi giết chết tư duy phản biện. Vì thế hãy rèn luyện cho mình thói quen phân tích vấn đề một cách khách quan, duy ý chí, gạt bỏ hết cái tôi cá nhân để nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát, từ đó đưa ra các bằng chứng xác thực trước khi đi đến kết luận cuối cùng.

Tư duy phản biện là một kỹ năng quan trọng trong học tập, công việc và cả cuộc sống. Vì thế hãy bắt đầu rèn luyện khả năng tư duy phản biện ngay từ sớm cho bé thông qua việc trò chuyện cùng bé hàng ngày, tạo điều kiện cho bé được quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh, đồng thời khuyến khích bé đặt ra những câu hỏi về mọi khía cạnh trong cuộc sống.

Bài viết liên quan