Khi các em học sinh lớp 2 học toán chuyển dần từ phép cộng trừ sang nhân chia là một bước ngoặt mà các bậc phụ huynh cũng như giáo viên nên lưu ý về cách dạy và học cho bé. Dưới đây là một số các dạng toán lớp 2 nhân chia đặc biệt để phụ huynh có thể tham khảo cùng học với các em.
Giới thiệu về phép nhân và phép chia trong toán lớp 2
Chương trình Toán lớp 2 rất đa dạng, nội dung chương trình có thể nói là khá nặng so với lứa tuổi. Để bắt đầu giúp các bé học sinh học tốt chương trình toán lớp 2 trước hết phụ huynh hãy rèn cho trẻ kỹ năng đọc và hiểu yêu cầu của đề bài.
Sau khi ôn tập và được học các phép toán có nhớ trong phạm vi 100, các bé sẽ bắt đầu làm quen với bảng cửu chương ở phép nhân và các bảng chia, trong đó toán lớp 2 nhân chia có một số các phép tính sẽ rất đặc biệt mà phụ huynh cần chú ý dạy bé đó là số 1 và số 0 trong phép nhân và phép chia
Đầu tiên, hãy lấy những ví dụ gần gũi để các bé bắt đầu tiếp cận vấn đề một cách dễ dàng hơn như chiếc bánh, chiếc kẹo,.. và gắn những con số vào
VD: 1×2=1+1=2 Vậy 1×2=2 và 2:1=2
2×1=2 và 2:2=1
1×3=1+1+1=3 Vậy 1×3=3 và 3:1=3
3×1=3 và 3:3=1
0x2=0+0=0 Vậy 0:2=0
Từ đó suy ra
- Số 1 nhân hoặc chia với số nào cũng bằng chính nó
- Số nào chia cho 1 cũng chính nó
- Số nào chia cho chính nó cũng bằng 1
- Số bất kỳ nhân với 0 thì bằng 0.
- Số 0 chia cho số bất kỳ số nào đều bằng 0.
Lưu ý : Không có phép chia cho 0 (2:0 = sai) và 0 chia 0 là phép toán hoàn toàn không có nghĩa.
Tổng hợp các dạng toán lớp 2 nhân chia
Các dạng toán số 1 trong phép nhân và phép chia
Dạng 1: Thực hiện phép tính khi nhân một số với 1 hoặc chia một số bất kì cho 1.
VD: a) 8 x 1 =? Ta có: 8 x1 = 8 (Số nào nhân với 1 cũng bằng chính nó)
- b) 7 : 1 =? 7:1 = 7 (Số nào chia cho 1 cũng bằng chính nó)
Dạng 2: Tìm yếu tố X còn thiếu
- Muốn tìm thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia.
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
VD: Tìm X, biết: X x 1 = 5
Ta có:
- X x 1 = 5
- X = 5 : 1
- X = 5
Vậy giá trị của x cần tìm là 5.
Dạng 3: So sánh
- Thực hiện phép tính.
- So sánh giá trị vừa tính.
VD: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: 24 : 1……….24 x 1
Ta có: Số nào nhân hoặc chia với 1 cũng bằng chính nó
Vậy dấu cần điền vào chỗ chấm là dấu “=“.
Các dạng toán sô 0 trong phép nhân và phép chia
Dạng 1: Thực hiện phép tính khi nhân một số với 0 hoặc 0 chia cho một số khác 0.
VD: a) 6 x 0 = ? Ta có: 6 x 0 = 0 (Bất kì số nào nhân với 0 cũng bằng chính 0.)
- b) 0 : 7 = ? 0 : 7 = 7 (0 chia cho bất kì số nào khác 0 cũng bằng 0).
Dạng 2: Tìm yếu tố X còn thiếu
- Muốn tìm thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia.
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
VD: Tìm X, biết: X : 9 = 0
Ta có:
- X : 9 = 0
- X = 0 x 9
- X = 0
Giá trị của x cần tìm là 0
Dạng 3: So sánh
- Thực hiện phép tính
- So sánh giá trị vừa tính
VD: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: 100 : 0……….5 : 5
Ta có: Số nào chia cho chính nó cũng bằng 1
Số 0 chia cho số nào cũng bằng 0
Vậy dấu cần điền vào chỗ chấm là “ < ”
Trên đây là các dạng toán lớp 2 nhân chia đối với số 1 và 0. Để làm tốt và nhanh các bài toán nhân chia lớp 2 này thì phụ huynh và giáo viên cần có những phương pháp học hiệu quả và vận dụng được thành thạo bảng cửu chương cũng như các quy tắt nhớ nhanh với các số 0 và 1. Nên cho bé học tập một cách độc lập, tự chủ để phát triển tư duy sáng tạo của bé. Bên cạnh đó hãy dành nhiều thời gian giúp các bé giải đáp những thắc mắc một cách nhanh chóng nhất nhé.