Làm thế nào để học sinh học giỏi môn toán?Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn lớp 2 chi tiết nhất mà bạn có thể tham khảo qua.
Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn lớp
Phần I: Đặt vấn đề
Hiện nay trong các trường đã và đang vận dụng phương pháp dạy học đổi mới, đó là cách dạy hướng vào người học hay còn gọi là “Lấy HS làm trung tâm CCM” người thầy là người hướng dẫn chỉ đạo trong quá trình chiến lĩnh kiến thức của HS, với các môn học nói chung và môn Toán nói riêng. Để vận dụng tốt được cách dạy học mới này đòi hỏi người GV phải tâm huyết với nghề, phải dày công nghiên cứu tìm ra giải pháp thích hợp với đối tượng HS mình dạy.
Qua xem xét và nghiên cứu thực tế dạy học toán có lời văn của khối lớp 2 trường Tiểu học số 1 …… Tôi thấy chỉ được khoảng 40% HS biết giải toán, còn 60% học sinh rất lơ mơ, lúng túng khi HS phải đứng trước một bài toán có lời giải.
Theo tôi nhận định dạy học toán có lời văn chưa được giáo viên quan tâm đúng mực. GV chưa cung cấp cho HS đầy đủ một quy trình các bước tiến hành một bài toán có lời giải, mà mới dạy theo kiểu làm bài mẫu để HS bắt chước, chứ chưa dạy theo tinh thần tổ chức dạy để HS hoạt động độc lập và sáng tạo, tích cực và tự giác. Vì vậy nên khi gặp bài toán khác với mẫu một chút là HS lúng túng, không giải được.
Dạy học toán có lời văn là một bộ phận kiến thức toán học hoàn chỉnh cho HS tiểu học. Mỗi bài toán có lời văn là một tình huống có vấn đề buộc các em phải tư duy, suy luận và phân tích tổng hợp để giải quyết vấn đề.
Nếu các em làm tốt được bài toán thì những vấn đề mà các em gặp phải trong cuộc sống sẽ được các em vận dụng toán học để tìm ra giải pháp giải quyết tình huống. Bởi vậy, việc dạy học giải toán cần được xác định rõ ràng ngay từ những lớp đầu cấp về mục đính yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học.
Qua giảng dạy thực tế của lớp 2 vài năm trước (năm học 2006-2007) tôi thấy HS gặp rất nhiều khó khăn về tính toán, tư duy, kĩ năng trong việc giải bài toán có lời văn. Chính vì những lý do trên bản thân tôi chọn kinh nghiệm: “Hướng dẫn học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn”.
Phần II: Giải quyết vấn đề
Khái quát chung
Trường Tiểu học số …., nằm cách trung tâm huyện lị khoảng 24km về phía Tây. Đây là trường vùng 3 đặc biệt khó khăn, gồm 3 điểm trường: Trung tâm, Sân bóng, Cao sơn với tổng số học sinh 315, chủ yếu là dân tộc tày, dao, xa phó. Riêng khối lớp 2 gồm 3 lớp với 52 học sinh.
Thuận lợi, khó khăn
Thuận lợi :
- Phần đông các em có nhà gần trường, tỉ lệ đi học chuyên cần cao.
- Ngôn ngữ của các em khi nói tiếng phổ thông là tương đối tốt.
- Điều kiện cơ sở vật chất của trường lớp tương đối khang trang, lớp cón đủ điều kiện cho các em học tập.
Khó khăn:
- Hầu hết phụ huynh học sinh làm nghề nông đa số gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn nên chưa có điều kiện quan tâm đến học sinh, chưa coi trọng việc học mà chỉ cho rằng học để biết chữ, chưa dành nhiều thời gian cho các em học tập.
- Đa số nhà các em chưa có góc học tập riêng, nếu có thì cũng chưa đúng quy cách, nhiều em phải nằm, ngồi trên giường khi học bài, viết bài.
- Phần đa các em học tập trên lớp, về nhà các em không có thời gian học bài và phụ huynh học sinh không đôn đốc các em tự học, thậm trí nhiều phụ huynh không biết chữ nển khó khăn cho việc dạy bảo các em.
- Các em là dân tộc nên ảnh hưởng nhiều của tiếng mẹ đẻ.
- Nhận thức của các em còn chậm.
Thực trạng của vấn đề
Việc dạy toán ở tiểu học mà đặc biệt là ở lớp 2 được hình thành chủ yếu là thực hành, luyện tập thường xuyên được ôn tập, củng cố, phát triển vận dụng trong học tập và trong đời sống, song trong thực tế dự giờ, thăm lớp, tôi thấy giáo viên dạy cho HS giải toán có lời văn thường theo các hình thức sau:
- HS đọc đề bài 1, 2 lần.
- GV tóm tắt lên bảng.
- Sử dụng một vài câu hỏi gợi ý để trả lời, sau đó GV gọi 1HS khá lên bảng giải bài toán.
GV đặt câu hỏi:
- Bài toán cho biết gì?
- Ta phải đi tìm cái gì?
- Ta phải làm phép tính gì?
- Em nào xung phong lên bảng làm bài?
Tôi thấy 2 hình thức vừa nêu ở trên chính là nguyên nhân dẫn đến kết quả HS giải toán có lời văn đạt chất lượng thấp trong nhà trường.
Chính cách dạy trên đã hạn chế khả năng tư duy của HS, không phát huy được năng lực cho các em trong việc giải toán.
Vì vậy nên chất lượng của một số lớp đặc biệt là khối lớp 2 chỉ chiến 40% HS biết giải toán, trong đó giải thành thạo chỉ chiến từ 5- 8%. Phần lớn khi các em đứng trước một bài toán các em chỉ đọc sơ sài 1, 2 lần đề bài rồi áp dụng các thao tác theo bài thầy giảng dạy để giải.
Ví dụ: Bài toán 4 trong SGK Toán 2 (trang 33)
Mẹ mua vè 26 kg vừa gạo nếp vừa gạo tẻ, trong đó có 16 kg gạo tẻ. Hỏi mẹ mua về bao nhiêu ki-lô-gam gạo nếp?
Bài giải:
26 – 16 = 10(kg)
Đáp số: 10 kg.
Nguyên nhân là các em không hiểu hết các tự quan trọng trong bài toán để phân tích, suy luận tìm ra cách giải. Bởi vì toán có lời văn thì các em phải hiểu lời văn thì mới làm phép tính đúng. Khi làm phép tính thì phải hiểu lời giải này trả lời cho câu hỏi nào, lý do chính đó đã làm cho các em tính sai.- Bên cạnh đó còn cộng thêm vốn Tiếng Việt của các em còn hạn chế. Vì vậy khi gặp bài toán hợp các em chưa biết tư duy phân tích để tìm lời giải rồi đưa về một bài toán hợp giải hoàn chỉnh yêu cầu của đề bài.
Những lý do và nguyên nhân trên khiến các em rất lo sợ khi học toán
Qua đề tài, này tôi hi vọng giúp cho GV đang giảng dạy ở lớp 2 trường Tiểu học vùng cao của huyện Bảo Yên sử dụng có hiệu quả phương pháp giải toán có lời văn với nội dung thực tế gần gũi với cuộc sống HS, trong đó có các loại toán sau:
- Bài toán về nhiều hơn.
- Bài toán vè ít hơn.
- Tìm một số hạng trong một tổng.
- Một số bài toán nâng cao lớp 2.
- Biết trình bày bài giải đầy đủ các câu trả lời giải, các phép tính và đáp án.
Biện pháp khắc phục
Để khắc phục được tình trạng giải toán trên tôi tôi tiến hành theo 5 bước:
Bước 1. Tìm hiểu nội dung bài toán: Thông qua việc đọc bài toán, HS phải đọc kĩ để hiểu rõ bài toán cho biết gì? cho biết điều kiện gì? Bài toán hỏi cái gì? Khi đọc bài toán phải hiểu thật rõ một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ tình huống quan trọng chỉ rõ tình huống toán học được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường sau đó HS “thuật lại” vắn tắt bài toán mà không cần đọc lại nguyên văn bài, đó là bước 1.
Bước 2. Tóm tắt bài toán: Là bước quan trọng để thể hiện phần trọng tâm và toát lên những cái phải tìm của đề bài.
Bước 3. Tìm tòi cách giải bài toán: Gắn liền với việc phân tích các giữ liệu, điều kiện và câu hỏi của bài toán nhằm xác lập mối liên hệ giữa chúng và tìm được các phép tính số học thích hợp. Minh hoạ bài toán bằng tóm tắt đề toán, dùng sơ đồ hoặc dùng mẫu thích hợp, tranh, ảnh… Lập kế hoạch giải bài toán, có hai hình thức thể hiện: Đi từ câu hỏi của bài toán đến các số liệu, hoặc đi từ số liệu đến các câu hỏi của bài toán.
Trên đây là những thông tin liên quan đến việc hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn lớp 2 mà bạn có thể tham khảo. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.