Các dạng bài tính chiều dài chiều rộng hình chữ nhật là một trong những nội dung quan trọng của chương trình lớp 3. Để giúp các em nắm vững kiến thức về các công thức tính liên quan đến hình chữ nhật . Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Định nghĩa hình chữ nhật
Trong hình học Euclid, hình chữ nhật là hình tứ giác gồm có 4 góc vuông. Nói cách khác, nó là một hình tứ giác lồi có 4 góc vuông hay một hình bình hành có 1 góc vuông.
Về tính chất, hình chữ nhật sẽ có 2 đường chéo bằng nhau và cách nhau tại trung điểm để tạo thành 4 tam giác cân. Nó có 4 góc vuông bằng nhau, đồng thời các cạnh đối nhau song song và bằng nhau.
Các công thức tính liên quan đến hình chữ nhật
Khi áp dụng các bài tập toán tính chiều dài chiều rộng của hình chữ nhật, các em cần phải nhớ kỹ những công thức tính diện tích, chu vi và đường chéo hình chữ nhật. Bên cạnh đó, các em còn phải có khả năng phân tích đề bài với các dữ liệu cho trước.
Tính diện tích hình chữ nhật
Diện tích hình chữ nhật bằng tích chiều dài chiều rộng nhân với nhau.
Ta có công thức: S = a x b.
Trong đó:
- a: chiều dài hình chữ nhật.
- b: chiều rộng hình chữ nhật.
- S: diện tích hình chữ nhật.
Tính chu vi hình chữ nhật
Chu vi hình chữ nhật bằng tổng chiều dài với chiều rộng rồi nhân hai.
Ta có công thức: P = (a + b) x 2
Trong đó:
- a: chiều dài hình chữ nhật.
- b: chiều rộng hình chữ nhật.
- P: chu vi hình chữ nhật.
Ngoài ra, đề bài không chỉ cho các dữ liệu có sẵn như chiều dài chiều rộng để tính diện tích và chu vi hình chữ nhật. Chính vì vậy, các em phải cần nắm kỹ các công thức trên để có thể linh hoạt giải các bài tập toán về hình chữ nhật.
Định nghĩa chiều dài chiều rộng hình chữ nhật
Chiều dài là khái niệm để chỉ độ dài của một vật thể nào đó. Trong toán học, chiều dài được dùng để mô tả cạnh dài nhất của hình chữ nhật.
Chiều rộng là khoảng cách được nối từ cạnh dài bên này đến cạnh dài bên kia. Độ dài này sẽ tạo thành các góc vuông và có kích thước ngắn hơn so với chiều dài.
Phân biệt chiều dài chiều rộng hình chữ nhật
Chiều dài chiều rộng là 2 đơn vị cơ bản để tìm ra được diện tích hoặc chu vi hình chữ nhật. Thế nhưng, các đơn vị lại có một vài điểm khác nhau mà các em có thể phân biệt chúng như sau:
- Trong toán học, chiều dài có cạnh dài nhất và chiều rộng có cạnh ngắn hơn.
- Thực tế, chiều dài là độ dài của một vật và chiều rộng là độ rộng của vật thể nào đó.
Ngoài ra, chiều dài cũng được dùng để đề cập đến khoảng cách thời gian. Đồng thời, nó còn là thước đo của khoảng cách.
Các dạng công thức tính chiều dài hình chữ nhật
Các công thức dưới đây, người ta sẽ không cho chiều dài chiều rộng để diện tích và chu vi tính hình chữ nhật. Thay vào đó, đề bài sẽ yêu cầu tính ra chiều dài hình chữ nhật. Để làm được điều này, các em hãy tham khảo các dạng sau đây.
Dạng 1: Tính chiều dài hình chữ nhật khi biết diện tích và chiều rộng
Khi đề bài bài cho các dữ liệu là diện tích và chiều rộng, các em chỉ cần áp dụng công thức sau. Từ đó, ta sẽ tìm ra kết quả chiều dài hình chữ nhật.
Ta có công thức: a = S : b. Suy ra từ công thức S= a x b.
Trong đó:
- a: chiều dài hình chữ nhật.
- b: chiều rộng hình chữ nhật.
- S: diện tích hình chữ nhật.
Ví dụ: Cho một mảnh đất có hình chữ nhật với diện tích là 180m2 và chiều rộng là 12m. Hỏi chiều dài mảnh đất đó bằng bao nhiêu.
Cách giải:
Chiều dài mảnh đất đó là: a = S : b = 180 : 12 = 15 (m).
Dạng 2: Tính chiều dài hình chữ nhật khi biết chu vi và chiều rộng
Tương tự như dạng 1, các em chỉ cần tiến hành ứng dụng vào công thức cho sẵn dưới đây. Từ đó, ta sẽ biết được đáp án chiều dài hình chữ nhật cần tìm.
Ta có công thức: a = (P : 2) – b. Suy ra từ công thức P = (a + b) x 2.
Trong đó:
- a: chiều dài hình chữ nhật.
- b: chiều rộng hình chữ nhật.
- P: chu vi hình chữ nhật.
Ví dụ: Tính chiều dài miếng bìa có hình chữ nhật biết chu vi là 240cm và chiều rộng là 18cm.
Cách giải:
Chiều dài miếng bìa đó là: a = (P : 2) – b = (240 : 2) – 18 = 102 (cm)
Dạng 3: Tính chiều dài hình chữ nhật khi biết chu vi và chiều rộng không có sẵn
Đối với dạng bài tập này sẽ không có công thức cụ thể so với các dạng trên. Vì vậy, các em hãy phân tích và thực hiện từng bước theo ví dụ dưới đây. Để tìm ra được chiều dài hình chữ nhật mà đề bài yêu cầu.
Ví dụ: Cho một hình chữ nhật ABCD có chu vi là 280m và chiều rộng bằng ¼ nửa chu vi . Vậy chiều dài của hình này bằng bao nhiêu?
Cách giải:
- Nửa chu vi hình chữ nhật đó là: 280 : 2 = 140 (m)
- Chiều rộng hình chữ nhật đó là: 140 : 4 = 35 (m)
- Suy ra, chiều dài hình chữ nhật đó là: 140 – 35 = 105 (m)
Những điều cần lưu ý khi tính chiều dài hình chữ nhật
Khi giải các bài toán về hình chữ nhật, các em hãy nên đọc kỹ đề bài và lưu ý một số thông tin quan trọng. Đồng thời, ta cần phải xác định đúng tính chất của hình chữ nhật.
Bên cạnh đó, ta còn cần nhớ kỹ và áp dụng đúng công thức để cho ra được kết quả chính xác. Ngoài ra, các đại lượng phải cùng có đơn vị đo và đặc biệt là không được ghi sai đơn vị tính.
Với một số kiến thức quan trọng về các dạng bài tính chiều dài chiều rộng hình chữ nhật cụ thể. Chúng tôi hy vọng sẽ giúp các em có thể hiểu rõ hơn về các dạng công thức trong hình chữ nhật. Ngoài các kiến thức được học trên lớp, các em cũng cần phải dành thời gian giải các bài tập toán nhiều hơn để nâng cao kỹ năng và linh hoạt hơn trong cách giải đề.