Phương Pháp Làm Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Lớp 9 Điểm Cao

Trong đề thi ngữ văn kì thi tuyển sinh lớp 10 hàng năm, bài văn nghị luận xã hội chiếm tới 20 – 30% điểm của toàn bài. Trong khi đó rất nhiều em học sinh còn e ngại khi gặp dạng bài này vì nó yêu cầu phải có kiến thức về các vấn đề xã hội. Hãy cùng Sigma Books tham khảo phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội lớp 9 cũng như những lỗi sai mà học sinh thường gặp phải.

Nghị luận xã hội là gì?

Nghị luận xã hội là phương pháp lấy đề tài từ các vấn đề xã hội, tin tức chính trị hay các quan điểm về đạo đức để làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng – sai, tốt – xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra những luận điểm thấu đáo về vấn đề được nghị luận cũng như những cách vận dụng nó vào trong đời sống.

Văn nghị luận xã hội luôn bám sát theo các vấn đề thực tế nên ngày càng phong phú với nhiều đề tài về tư tưởng, đạo lý, các sự việc, hiện tượng, đặc biệt là các vấn đề mang tính thời sự, cấp bách như các vấn đề về bảo tồn thiên nhiên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường hay các đề tài về hội nhập, toàn cầu hóa.

Cách làm bài văn nghị luận xã hội lớp 9

Top 10 Bí quyết làm văn nghị luận xã hội đạt điểm cao - toplist.vn

Đề văn nghị luận xã hội lớp 9 thường có 3 dạng đề là:

Dạng 1: Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý.

Dạng 2: Nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. Dạng nghị luận xã hội này thường có các từ khóa nhận biết như: Hiện nay, tại Việt Nam, ở nước ta…

Dạng 3: Nghị luận xã hội về một thông điệp hay ý nghĩa rút ra từ một đoạn trích của câu chuyện, bài văn, bài thơ…

Tham khảo: 4 cách rèn tư duy phản biện

Với mỗi dạng bài nghị luận xã hội lớp 9 trên, học sinh cần triển khai theo các luận điểm rõ ràng. Cụ thể, với kiểu bài nghị luận về tư tưởng, đạo lý, các em có thể triển khai thành các luận điểm chính như sau:

Luận điểm 1: Tìm các từ khóa xuất hiện trong tư tưởng, đạo lý và giải thích nghĩa của các từ khóa. Từ đó đưa ra ý nghĩa chung mà tư tưởng, đạo lý đó muốn thể hiện.

Luận điểm 2: Phân tích, đánh giá về tư tưởng đạo lý đó đúng hay không đúng, tốt hay xấu, có còn phù hợp với thời đại hiện nay hay không. Đồng thời đưa ra các luận điểm chứng minh lập luận của mình, giúp bài văn sâu sắc và thuyết phục hơn.

Luận điểm 3: Bàn luận mở rộng và lật ngược vấn đề nghị luận. Nếu vấn đề là đúng đắn thì hãy đưa ra các mặt trái của vấn đề. Ngược lại, nếu vấn đề nêu ra là sai thì hãy lật ngược đề tài bằng cách đưa ra vấn đề đúng. Đây sẽ là chìa khóa giúp bạn chinh phục được điểm cao trong dạng bài này.

Luận điểm 4: Đưa ra các bài học nhận thức và thuyết phục gia đình, xã hội và những người xung quanh cùng hành động.

Với dạng bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. Các bạn học sinh có thể triển khai theo các ý chính sau đây:

Luận điểm 1: Nêu ra thực trạng của hiện tượng được đề cập đến trong đề bài. Hiện tượng đó diễn diễn ra ở đâu, xuất hiện vào lúc nào, quy mô của hiện tượng đó ra sao, ai là người gây ra hiện tượng đó…

Luận điểm 2: Lý giải nguyên nhân khiến hiện tượng đó xảy ra. Thông thường sẽ có hai nguyên nhân là do tác động từ bên ngoài (nguyên nhân khách quan) và tác động từ nội tại bên trong (nguyên nhân chủ quan).

Luận điểm 3: Đánh giá hậu quả, kết quả mà hiện tượng đó gây ra. Một hiện tượng xã hội dù tốt hay xấu cũng sẽ tạo nên những kết quả hay hậu của nhất định. Vì thế khi làm văn nghị luận xã hội lớp 9 dạng bài này, cần đánh giá những hậu quả, kết quả mà hiện tượng xã hội đó để lại.

Luận điểm 4: Đưa ra giải pháp. Nếu hiện tượng xã hội đó gây ra hậu quả thì cần đưa ra giải pháp khắc phục. Còn nếu gây ra kết quả tích cực thì cần khuyến khích, cổ vũ và khích lệ phát triển.

Các thao tác lập luận nên sử dụng trong văn nghị luận xã hội lớp 9

6 thao tác lập luận trong văn nghị luận – Lý thuyết kèm ví dụ

Trong đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9, có 6 thao tác lập luận mà các em học sinh có thể sử dụng đó là:

  • Thao tác lập luận giải thích: Cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng để người đọc hiểu rõ và hiểu đúng vấn đề
  • Thao tác lập luận phân tích: Chia nhỏ đối tượng cần lập luận thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu và xem xét một cách toàn diện
  • Thao tác lập luận chứng minh: Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng minh luận điểm.
  • Thao tác lập luận so sánh: Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu bằng các so sánh các mối tương quan với đối tượng khác.
  • Thao tác lập luận bình luận: Nhận xét, đánh giá về một vấn đề và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng
  • Thao tác lập luận bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng

Một số lưu ý để đạt được điểm cao khi làm bài văn nghị luận xã hội

Các yêu cầu và kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội

Mở đầu bài văn cần có câu chủ đề nêu bật được vấn đề, nội dung của toàn bài.

Trình bày bài viết theo đúng các cấu trúc của một đoạn văn như lập luận, diễn dịch, quy nạp hay tổng – phân – hợp.

Tránh tuyệt đối các lỗi về chính tả, thiếu cấu trúc câu hay viết lan man, dài dòng gây mất thời gian dành cho những phần bài khác trong đề thi.

Tránh các lỗi câu văn rời rạc, chưa có sự liên kết mạch lạc và khoa học

Trong bài nên đưa ra từ 2 đến 3 dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho luận điểm. Không nên đưa ra các dẫn chứng quá cũ, hay dẫn chứng quá chung chung, thiếu sức thuyết phục.

Đặc biệt, trong bài văn nghị luận xã hội lớp 9, không nên thể hiện rõ thái độ, quan điểm cá nhân, đồng tình hay bất bình trước hiện tượng đời sống, quan điểm, đạo lí,…

Nên tham khảo những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 9 và rèn luyện kỹ năng viết nghị luận xã hội thường xuyên.

Bài viết trên đây đã giới thiệu đến các bạn phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội lớp 9 điểm cao và một số lưu ý quan trọng khi làm bài. Đừng quên theo dõi chuyên mục của chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin hữu ích mỗi ngày nhé.

 

Bài viết liên quan