Số Thập Phân Là Gì? Một Số Bài Tập Về Số Thập Phân 158

Số thập phân là gì? Một số bài tập về số thập phân 158 như thế nào? Số thập phân là một trong những chủ đề toán học quan trọng nhất chương trình lớp 5. Tuy nhiên rất nhiều em học sinh còn chưa thực sự hiểu và làm thành thạo các dạng bài tập về chủ đề này. Hãy cùng chúng tôi hệ thống lại kiến thức về số thập phân và rèn luyện với các dạng toán liên quan.

Hệ thập phân là gì?

Số thập phân

Hệ thập phân là hệ đếm được sử dụng phổ biến nhất không chỉ trong toán học mà còn cả trong đời sống hàng ngày.

Thực tế, chúng ta thường sử dụng 10 chữ số là 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 để ghép thành các con số khác nhau. Đây chính là hệ thập phân.

Vậy số thập phân là gì?

Số thập phân là số gồm có hai phần: Phần nguyên và phần thập phân được ngăn cách thông qua dấu phẩy, trong đó:

  • Phần nguyên là những chữ số nằm bên trái dấu phẩy
  • Phần thập phân là những số nằm bên phải dấu phẩy.

Ví dụ: 12,5

Trong đó 12 là phần nguyên, 5 là phần thập phân.

Đọc và biểu diễn số thập phân

Để đọc một số thập phân, ta đọc lần lượt từ trái qua phải. Trước hết đọc phần nguyên trước rồi đọc dấu phẩy, sau đó đọc đến phần thập phân.

Ví dụ 1: Với số thập phân 1020,72 ta đọc là:

  • Một nghìn không trăm hai mươi phẩy bảy mươi hai

Ví dụ 2: Với số 2001,07 ta đọc là:

  • Hai nghìn không trăm linh một phẩy không bảy

Bài tập để ôn tập về số thập phân

Bài tập số thập phân bằng nhau

Dạng toán lớp 5 số thập phân bằng nhau này tương đối đơn giản. Để làm được bài toán, các em học sinh cần hiểu bản chất của số thập phân. Nếu viết thêm chữ số 0 vào số cuối cùng phần thập phân thì không làm thay đổi giá trị của số đó. Ngược lại, nếu một số thập phân kết thúc bằng một chữ số 0 ở phần thập phân thì ta có thể bỏ bớt chữ số 0 đó đi mà không làm thay đổi giá trị của số ban đầu.

Ví dụ: Viết lại các số thập phân sau ở dạng rút gọn hơn:

  • 1002,200 ; 23435,10000 ; 12,100100
  • Số rút gọn của các số trên lần lượt là
  • 1002,2 ; 23435,1 ; 12,1001

Bài tập so sánh số thập phân

Để giải bài toán so sánh hai số thập phân, các em học sinh cần thực hiện đầy đủ các bước sau:

Đầu tiên, so sánh phần nguyên bên trái dấu phẩy của số thập phân. Để so sánh phần nguyên ta thực hiện tương tự như so sánh hai số tự nhiên thông thường. Số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì lớn hơn.

Nếu phần nguyên của hai số thập phân bằng nhau, ta thực hiện so sánh phần thập phân bên phải dấu phẩy. So sánh lần lượt từ trái qua phải, bên nào lớn hơn thì số thập phân đó lớn hơn.

Nếu cả phần nguyên và phần thập phân của hai số bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.

Ví dụ: So sánh các cặp số thập phân sau:

  1. a) 2002,22 và 2020,21

So sánh phần nguyên của hai số thập phân trên, ta thấy 2002 < 2020 vì thế

2002,22 < 2020, 21

  1. b) 1001,122 và 1001,11900

So sánh phần nguyên ta thấy hai số thập phân trên có phần nguyên bằng nhau.

So sánh phần thập phân ta thấy ở số thức hai bên trái dấu phẩy 2 > 1 vì thế

1001,122 > 1001,11900

Bài tập viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân

Để làm được bài toán này, các em học sinh phải nắm rõ được các đơn vị đo độ dài cũng như cách quy đổi giữa các đơn vị dài với nhau.

  • 1km = 10hm và 1hm = 0,1km
  • 1hm = 10dam và 1dam = 0,1hm
  • 1dam = 10m và 1m = 0,1dam
  • 1m = 10dm và 1dm = 0,1m
  • 1dm = 10cm và 1cm = 0,1dm
  • 1cm = 10mm và 1mm = 0,1cm

Ví dụ: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân

  • 1km 8hm = 1,8km
  • 20m 12cm = 20,12m

Số thập phân là gì? Tìm hiểu số thập phân và "bí mật" đằng sau

Bài tập viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân

Tương tự như dạng bài trước, ở bài tập viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân, các em học sinh cần thuộc bảng các đơn vị đo khối lượng cũng như cách quy đổi giữa các đơn vị đo khối lượng với nhau.

  • 1 tấn = 10 tạ và 1 tạ = 0,1 tấn
  • 1 tạ = 10 yến và 1 yến = 0,1 tạ
  • 1 yến = 10kg và 1kg = 0,1 yến
  • 1 kg = 10hg và 1hg = 0,1kg
  • 1hg = 10dag và 1dag = 0,1hg
  • 1dag = 10g và 1g = 0,1dag

Ví dụ: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân

  • 1 tấn 3 tạ = 1,3 tấn
  • 12 tạ 24 yến = 14,4 tạ

Bài tập viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân

Để chinh phục bài toán này, các em học sinh cần ghi nhớ bảng đơn vị đo diện tích và cách quy đổi giữa các đơn vị đo diện tích như:

  • 1km2 = 100hm2 và 1hm2 = 0,01km2
  • 1ha = 100dam2 và 1dam2 = 0,01ha
  • 1dam2 = 100m2 và 1m2 = 0,01dam2
  • 1m2 = 100dm2 và 1dm2 = 0,01m2
  • 1dm2 = 100cm2 và 1cm2 = 0,01dm2
  • 1cm2 = 100mm2 và 1mm2 = 0,01cm2

Ví dụ: Viết các số đo sau dạng số thập phân

  • 12km2 2ha = 12,02km2
  • 22m2 12dm2 = 22,12dm2

Bài tập cộng số thập phân

Cách để cộng hai số thập phân, các em học sinh nên làm như sau:

Đầu tiên, viết phép tính theo hàng dọc sao cho các chữ số hàng đơn vị thẳng với hàng đơn vị, hàng chục thẳng với hàng chục, dấu phẩy thẳng với dấu phẩy….

Tiếp theo, thực hiện cộng lần lượt từ phải qua trái như đối với số tự nhiên, sau đó dóng thẳng hàng và điền dấu phẩy vào đúng vị trí như hai số hạng trên.

Ví dụ: Thực hiện phép tính

12,02 + 25,234 = 37,254

37,15 + 55,100 = 92,25

Trên đây là thông tin Số thập phân là gì? Một số bài tập về số thập phân 158 mà các em học sinh thường gặp. Để làm tốt các dạng toán này, cách tốt nhất là chăm chỉ rèn luyện thông qua các dạng bài tập từ dễ đến khó để ghi nhớ và biết cách giải bài toán một cách thành thạo. Bên cạnh đó để tìm hiểu thêm về các dạng toán lớp 5 khác, các bạn học sinh, phụ huynh và thầy cô có thể tham khảo cuốn sách “Bài tập theo chủ đề Toán Song Ngữ lớp 5” do chúng tôi phát hành.

Bài viết liên quan