Tư duy phản biện là gì? 4 cách để rèn luyện tư duy phản biện
Bài viết hôm nay, Hãy cùng Sigma Books chúng tôi đi tìm hiểu tư duy phản biện là gì? 4 cách để rèn luyện tư duy phản biện như thế nào? Hy vọng qua bài viết sẽ giúp hiểu rõ hơn về tư duy này.
Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng được nhắc đến rất nhiều trong quá trình học tập, công việc và cả đời sống hàng ngày. Tuy nhiên rất nhiều người còn chưa thực sự hiểu về tư duy phản biện cũng như cách để khai phá hết khả năng trí tuệ của chính bản thân mình. Vì thế hãy cùng Sigma Books tìm hiểu về tầm quan trọng của tư duy phản biện và cách rèn luyện kỹ năng này.
Tư duy phản biện là gì?
Khi nhắc đến tư duy phản biện, sẽ có người nghĩ rằng đây là cách để tranh luận hay bảo vệ quan điểm cá nhân nhưng thực tế tư duy phản biện không phải như bạn đã nghĩ. Vậy tư duy phản biện là gì?
Tư duy phản biện là việc phát triển tư duy thông qua quá trình rèn luyện một cách có kỷ luật. Từ đó hình thành lên những đánh giá, phân tích để định hướng cho các hành động và niềm tin của cá nhân.
Về bản chất, tư duy phản biện đòi hỏi chúng ta phải kết hợp các khả năng quan sát, phân tích, tìm tòi và đánh giá. Những người có tư duy phản biện sẽ biết xác định, phân tích và giải quyết vấn đề một cách khoa học có hệ thống thay vì bằng trực giác hay bản năng năng của mình.
Vậy như thế nào là một người có tư duy phản biện tốt? Một người có tư duy phản biện tốt là người thường xuyên đặt câu hỏi khi gặp một vấn đề nào đó. Họ không ngừng quan sát, tìm kiếm và phân tích mọi khía cạnh của vấn đề để tìm ra đáp án chính xác nhất. Vì thế người tư duy phản biện tốt thường có óc sáng tạo tốt vì họ không bị gò bó bởi những lối mòn tư duy thông thường. Nhờ đó việc học tập, làm việc của người biết tư duy phản biện thường thuận lợi hơn.
Xem thêm: Cách tư duy hình học không gian
Những loại tư duy phản biện:
Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết. Dưới đây là các loại tư duy phản biện cho các bạn tham khảo:
Tư duy phản biện tự điều chỉnh
Tư duy phản biện tự điều chỉnh chính là quá trình bản thân tự tranh luận với những quan điểm của chính mình. Đây là một cuộc đấu tranh trong nội tâm. Khi tiếp nhận một vấn đề nào đó, mỗi người sẽ đều sẽ có những suy nghĩ và ý kiến chủ quan riêng. Các suy nghĩ này có thể đúng hoặc sai. Và những người có tư duy phản biện sẽ phải tự điều chỉnh và tự mình đánh giá, phản bác lại các ý kiến đó và đưa ra ý kiến phản biện nào mà bản thân cảm thấy hoàn chỉnh nhất.
Tư duy phản biện ngoại cảnh
Tư duy phản biện ngoại cảnh chính là việc bạn đưa ra những ý kiến, suy nghĩ khách quan mà bản thân cho là đúng đắn đem đi phản biện với những ý kiến sai lệch về vấn đề phát sinh. Trong thực tế bất kỳ một cộng đồng, tập thể nào thì mỗi cá thể cũng sẽ có cách suy nghĩ và lập luận hoàn toàn khác nhau. Điều này sẽ xuất hiện nhiều quan điểm, ý kiến trái chiều. Trong đó sẽ có ý kiến đúng và có ý kiến có thể đi sai lệch so với chân lý.
Tư duy phản biện ngoại cảnh sẽ giúp chúng ta có khả năng tổng hợp, đánh giá các ý kiến, quan điểm của người khác một cách khách quan. Từ đó sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách đúng đắn nhất mà không phải theo ý kiến chủ quan của bản thân.
Điều gì làm cho tư duy phản biện kém hiệu quả?
Trên thực tế thì chúng ta luôn gặp mâu thuẫn giữa tư duy phản biện và tư duy cảm xúc. Nhiều người đã và đang rèn luyện kỹ năng tư duy nhưng khi áp dụng vẫn kém hiệu quả. Nguyên nhân có thể xuất phát từ những rào cản sau đây:
- Tư duy tự cho mình là luôn luôn đúng và chỉ xem ý kiến của bản thân mình là quan trọng nhất không quan tâm đến ý kiến của người khác.
- Lấy ý kiến đám đông làm chân lý cho các cuộc tranh luận. Ý kiến của đám đông như thế nào thì ý kiến của mình như thế đó và dễ giao động bởi các ý kiến.
- Khi tranh luận không tự kiểm chứng thông tin mà chỉ tin vào con mắt chủ quan để đánh giá nên tranh luận không hiệu quả.
- Luôn tìm cách để mọi thứ diễn ra đúng theo ý của mình. Tự cho tất cả các ý kiến củ mình là đúng áp đặt lên cuộc tranh luận.
- Không có luận điểm thống nhất của cá nhân mà cái gì cũng mang tính chất tương đối.
- Hay vơ đũa cả nắm và quyết định dựa trên việc khái quát tuyệt đối.
Tư duy phản biện và ứng dụng trong xây dựng lập luận
Người ta thường ứng dụng tư duy phản biện trong các mối quan hệ mang tính nguyên nhân – kết quả. Nên các bạn hoàn toàn có thể ứng dụng nó vào việc xây dựng lập luận của bản thân:
Mọi sự vật, sự việc đều có mối quan hệ với nhau
Các sự việc trong cuộc sống đều có mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Có A thì sẽ có B và chúng liên hệ ảnh hưởng đến nhau. Nói một cách khác thì sự liên hệ chính là khởi nguồn, là điều kiện cần và đủ để dẫn đến mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Dựa vào mối quan hệ này, các bạn chỉ có thể đưa ra lập luận và có sự liên hệ tương quan đến nhau.
Ứng dụng trong việc xây dựng lý luận
Như vậy chúng ta thấy được rất nhiều các biến số có thể xảy ra chỉ với sự liên hệ giữa A và B. Và cách duy nhất để các bạn chứng minh được mối quan hệ giữa A và B là qua bằng chứng và giải thích. Nhiều người thường có xu hướng đưa ra những kết luận nhanh chóng về mối quan hệ của 2 yếu tố có tương quan. Tuy nhiên, các kết luận này thường bị thiếu cơ sở và bị chi phối nhiều bởi cảm xúc hay trải nghiệm cá nhân. Do đó, các bạn cần hiểu rõ khác biệt giữa sự liên hệ (correlation) và mối quan hệ nguyên nhân – kết quả (causal relationship) để có thể:
- Nhận thức rõ ràng hơn về vấn đề, những điểm đúng – điểm sai để làm căn cứ cho bạn có thể tin tưởng được. Trong thời đại hiện nay, chúng ta dễ dàng bị “bội thực thông tin” và đưa ra những kết luận sai lầm. Chính vì thế mà cần xây dựng được lý luận thật tốt.
- Cần làm cho những lập luận trở nên chặt chẽ hơn, sắc sảo hơn. Điều này vô cùng quan trọng trong môi trường học tập hay làm việc.
Tầm quan trọng của tư duy phản biện
Tư duy phản biện không phải là một kỹ năng có thể dễ dàng đạt được mà cần sự rèn luyện thường xuyên và lâu dài. Tuy nhiên kỹ năng này lại mang lại nhiều lợi ích tích cực cả trong học tập, công việc và đời sống.
Nâng cao khả năng bao quát vấn đề
Khi gặp một tình huống cần giải quyết, tư duy phản biện giúp bạn gạt bỏ được quyết định mang tính cảm xúc thay vào đó là lối suy nghĩ một cách bao quát, rõ ràng và có hệ thống. Dựa trên những quan sát thực tế, thông tin nghiên cứu, kinh nghiệm và vốn kiến thức tích lũy để đưa ra những quyết định chính xác hơn.
Cải thiện kỹ năng giao tiếp
Tư duy phản biện giúp người nói rèn luyện được khả năng sắp xếp các dữ liệu theo luận điểm, lập luận chỉnh chu và logic, trước khi trình bày quan điểm của mình. Nhờ đó khả năng giao tiếp, trình bày quan điểm hay thuyết trình được cải thiện hơn.
Thúc đẩy sự sáng tạo
Một người có kỹ năng tư duy phản biện tốt là người biết nhìn nhận vấn đề một cách bao quát từ mọi khía cạnh. Vì thế suy nghĩ của họ thường bước ra khỏi lối mòn thông thường và có những ý tưởng sáng tạo.
Gia tăng hiểu biết
Tư duy phản biện thúc đẩy chúng ta không ngừng tò mò học hỏi từ mọi mặt trong cuộc sống. Khi đứng trước một thông tin mới, người tư duy phản biện luôn luôn đặt ra các câu hỏi và tìm tòi, nghiên cứu để có được câu trả lời. Nhờ đó vốn kiến thức cũng như khả năng hiểu biết của họ luôn không ngừng tăng lên và giúp ích trong công việc cũng như cuộc sống.
Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện
Quan sát, đánh giá mọi việc một cách khách quan
Muốn có một tư duy phản biện tốt, đầu tiên bạn cần học cách đánh giá mọi vấn đề một cách khách quan. Trước khi đưa ra một nhận định nào đó, hãy quan sát và đánh giá vấn đề từ mọi khía cạnh. Từ đó bạn sẽ gạt bỏ được những suy nghĩ cảm tính và đưa ra quyết định chính xác hơn.
Tham khảo: Phương pháp làm văn nghị luận xã hội lớp 9
Thường xuyên đặt câu hỏi
Khi đứng trước một vấn đề, hãy bắt đầu bằng những câu hỏi Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Tại sao? Như thế nào? Chỉ khi đặt câu hỏi thì não bộ chúng ta mới có được cái nhìn rộng và khách quan hơn để lựa chọn giữa nhiều luồng thông tin. Việc đặt câu hỏi cũng giúp cho chúng ta không ngừng học hỏi từ mọi mặt trong cuộc sống. Nhờ đó gia tăng vốn kiến thức của mỗi người.
>>> Tác dụng của biện pháp tu từ <<<
Đảo ngược mọi vấn đề
Khi gặp một vấn đề khó khăn và không thể đưa ra hướng giải quyết, bạn có bao giờ nghĩ đến việc đảo ngược vấn đề đó? Ví dụ rõ ràng là con gà đẻ ra quả trứng nhưng quả trứng cũng tạo nên con gà. Vậy thì hãy tự hỏi con gà có trước hay quả trứng có trước? Đó chính là lối tư duy bằng cách đảo ngược vấn đề. Khi đảo ngược một vấn đề, bạn sẽ thoát ra khỏi lối mòn tư duy thông thường, từ đó tìm ra những ý tưởng mới lạ, sáng tạo hơn.
Chỉ kết luận vấn đề khi đã có bằng chứng xác thực
Những quyết định chủ quan và cảm tính chính là hành vi giết chết tư duy phản biện. Vì thế hãy rèn luyện cho mình thói quen phân tích vấn đề một cách khách quan, duy ý chí, gạt bỏ hết cái tôi cá nhân để nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát, từ đó đưa ra các bằng chứng xác thực trước khi đi đến kết luận cuối cùng.
5 kỹ năng cần có trong tư duy phản biện:
Ngày nay, tư duy phản biện đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Một người muốn có tư duy phản biện thì cần phải có 5 kỹ năng chính sau đây:
Kỹ năng quan sát và xử lý vấn đề: Quan sát chính là bước đầu tiên để các bạn có thể nhận diện mọi vấn đề. Một người quan sát tốt sẽ nhanh chóng cảm nhận và xác định được vấn đề nhờ những gì mình nhìn thấy. Với kỹ năng quan sát, các bạn có thể bước đầu đưa ra phán đoán, dự đoán vấn đề để hình thành lối suy nghĩ và ý kiến riêng của bản thân.
Kỹ năng phân tích: Khi các bạn đã thực hiện quan sát đầy đủ các khía cạnh của sự vật và sự việc. Sau khi xác định được các vấn đề trọng tâm thì hãy sử dụng kỹ năng phân tích để tìm ra những thông tin quan trọng và liên quan trực tiếp đến vấn đề. Loại bỏ các thông tin không liên quan một cách khách quan nhất.
Kỹ năng suy luận: Suy luận cũng là một kỹ năng quan trọng cần có trong tư duy phản biện. Kỹ năng này sẽ giúp bạn đưa ra kết luận về những thông tin đã được tổng hợp và phân tích. Những người có kỹ năng suy luận tốt sẽ phát triển câu trả lời từ những thông tin hạn chế mình có được. Từ đó giúp bạn nhanh chóng đưa ra kết luận để trình bày với người khác.
Kỹ năng giao tiếp: Mọi nỗ lực phân tích và suy luận của bạn sẽ đều vô nghĩa nếu như bạn không biết cách giao tiếp. Nghĩa là bạn cần phải biết trình bày vấn đề một cách rõ ràng và thuyết phục với người khác. Chính vì thế mà trong tư duy phản biện thì kỹ năng giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng. Nhất là trong các buổi họp ý tưởng có thể giúp bạn tìm ra giải pháp xử lý vấn đề. Nếu các bạn muốn ý kiến phản biện của mình được mọi người nhìn nhận, xem xét thì trước tiên cần luyện tập khả năng giao tiếp cho tốt.
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Sau khi bạn đã phân tích, suy luận và trình bày ý kiến giải quyết vấn đề thì tiếp theo các bạn phải biết cách chọn ra một hoặc một vài phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề. Lưu ý phương án đó phải có cách triển khai rõ ràng từng bước, được mọi người hiểu và đồng tình. Nếu như bạn vạch ra được cách giải quyết tốt vấn đề thì những ý kiến phản biện của bạn sẽ được mọi người dễ dàng đồng thuận hơn.
Ví dụ về tình huống tư duy phản biện
Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống trong cuộc sống hàng ngày đòi hỏi ta phải sử dụng đến tư duy phản biện. Ví dụ:
- Nhân viên trong công ty phải giải quyết tranh chấp – bằng cách trình bày các lựa chọn thay thế hoặc đảm bảo công bằng cho tất cả các bên liên quan.
- Các nhà khoa học trong một phòng thí nghiệm họ cùng tranh luận một số vấn đề liên quan đến nghiên cứu khoa học.
- Một nhà văn cần sắp xếp ý tưởng của mình về tình tiết trong các câu chuyện, để xem xét các động cơ và tính cách phức tạp của các nhân vật.
- Chủ doanh nghiệp tính toán trước những hậu quả kinh tế và con người có thể xảy ra khi tìm cách gia tăng doanh số bán hàng hoặc cắt giảm chi phí.
- Các sĩ quan quân đội vạch ra kế hoạch chiến thuật trước khi tham chiến.
- Huấn luyện viên bóng đá bàn luận về chiến thuật trong giờ nghỉ giải lao để đối phó với đội bạn trong hiệp hai.
- Thầy giáo đặt câu hỏi để hướng dẫn học sinh cùng phản biện và nắm được kiến thức mới.
Tư duy phản biện là một kỹ năng quan trọng trong học tập, công việc và cả cuộc sống. Vì thế hãy bắt đầu rèn luyện khả năng tư duy phản biện ngay từ sớm cho bé thông qua việc trò chuyện cùng bé hàng ngày, tạo điều kiện cho bé được quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh, đồng thời khuyến khích bé đặt ra những câu hỏi về mọi khía cạnh trong cuộc sống.
----------------------
Sigma Books - Khởi Tạo Giá Trị Tri Thức
Tầng 8, Toà nhà Toyota Thanh Xuân, 315 Trường Chinh, HN
http://sigmabooks.vn/
Liên hệ mua sách, làm CTV, đại lý
096 858 2838 - 088 858 8683
Có thể bạn quan tâm:
- Cách tính nhẩm nhanh và chính xác
- Các bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Tổng hợp các công thức tính công suất