Đối với học sinh lớp 3, dạng bài toán liên quan đến rút về đơn vị là thử thách lớn cho tư duy của các em, đòi hỏi kỹ năng phân tích, lập luận logic. Nếu muốn giúp học sinh có được bí quyết chinh phục phép toán thì bài viết này là dành riêng cho bạn.
Khái niệm bài toán liên quan đến rút về đơn vị
Bài toán rút về đơn vị lớp 3 có thể hiểu đơn giản là tìm giá trị nhỏ nhất từ hai dữ liệu mà đề đã cho thông qua phép tính chia. Hay nói cách khác là tìm giá trị một phần trong các phần bằng nhau.
5 bước chinh phục bài toán
Ngạc nhiên chưa khi chỉ cần nắm được 5 bước này, là thành công chinh phục 50% các bài toán liên quan đến rút về đơn vị lớp 3
-
Bước 1: Đọc kĩ đề bài toán
Không chỉ đối với dạng toán rút về đơn vị mà ở bất kì bài toán nào việc đọc kĩ đề cũng vô cùng quan trọng, vì đây là tiền đề để tiến hành bước tiếp theo.
Các bậc phụ huynh hay giáo viên nên khuyến khích trẻ đọc từ 3 đến 5 lần với mục đích tìm được ba yếu tố cơ bản. Những “dữ kiện” là những cái đã cho, đã biết trong đề bài. Sau đó tìm “x” hay tìm “những ẩn số” còn gọi là là những cái chưa biết. Cuối cùng là những “điều kiện” hay quan hệ giữa các dữ kiện với ẩn số.
-
Bước 2: Tóm tắt đề bài toán
Ở bước này, đòi hỏi tư duy tổng hợp không chỉ ở kiến thức toán học mà còn ở kĩ thuật phân tích tiếng việt của các em nhằm tóm tắt đề bài ngắn gọn và cụ thể nhất. Có rất nhiều cách trình bày như: tóm tắt bằng chữ, hình ảnh tượng trưng, sơ đồ, kẻ ô, lưu đồ,…
Lưu ý: Đối với bài toán rút về đơn vị, cần đọc đến đâu, tóm tắt đến đó, không nên đảo lộn vị trí sẽ dễ gây nhầm lẫn cho các em.
-
Bước 3: Phân tích bài toán
Sau khi đã tóm tắt được nội dung của bài toán, thì việc phân tích trở nên dễ dàng hơn vì hầu hết vấn đề đã được giải quyết. Khi thực hiện phân tích đề, các em phải trả lời cho những câu hỏi: “Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn tìm cái đó ta cần biết gì? Muốn tìm cái chưa biết ta cần dựa vào đâu? Làm như thế nào? Còn cái này thì sao?…”
-
Bước 4: Viết bài giải
Đã phân tích được bài toán thì đến bước này mọi thứ trở nên “dễ như ăn kẹo”. Các em chỉ cần viết lại sao cho đẹp, cho hợp lý, đầy đủ, rõ ràng. Điều này thường sẽ phụ thuộc nhiều vào chỉ dẫn của giáo viên hay phụ huynh.
Một lưu ý nhỏ cho các em khi viết lời giải ở bài toán rút về đơn vị lớp 3: Thường ở lời giải thứ nhất sẽ sẽ xuất hiện từ “mỗi” hoặc “một”, vì bản chất của phép toán rút về đơn vị chính là đi tìm giá trị của một phần trong các phần bằng nhau.
-
Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải
Các em thường có thói quen bỏ qua bước cuối cùng, nhưng thực tế cho thấy nhiều em sai cả bài toán chỉ vì quên kiểm tra lại sau khi làm. Vì vậy, hãy cố gắng rèn luyện cho trẻ tính cẩn thận, tỷ mỉ bằng cách kiểm tra lại bài toán sau khi giải xong: Xem xét chính tả, lời giải, thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên, thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề chưa.
Đây là 5 “chiêu thức” không chỉ áp dụng ở bài toán rút về đơn vị lớp 3 mà ở bất kì dạng nào, các em cũng nên tập làm quen với 5 bước trên để rèn luyện kỹ năng phân tích và suy luận.
Các dạng toán và ví dụ
Sau khi nắm bắt được năm bước giải bước giải, hãy cùng nhau nghiên cứu, tìm ra các dạng toán rút về đơn vị lớp 3 thông qua một số ví dụ sau:
-
Dạng toán 1: Giải bài toán rút về đơn vị bằng phép tính chia và nhân:
Bước 1: Tìm giá trị một đơn vị (giá trị một phần trong các phần bằng nhau). Thực hiện phép chia. Đây là bước rút về đơn vị.
Bước 2: Tìm giá trị của nhiều đơn vị cùng loại (giá trị của nhiều phần bằng nhau) theo yêu cầu đề. Thực hiện phép nhân. Đây là bước trả lời câu hỏi của đề bài.
- Hướng dẫn làm bài tập tìm số có 3 chữ số
Ví dụ 1: Bạn An có 5 hộp đựng được 20 bút. Hỏi nếu 3 hộp bút của An thì đựng được bao nhiêu bút?
-
Dạng toán 2: Giải bài toán rút về đơn vị bằng 2 phép tính chia:
Bước 1: Tìm giá trị một đơn vị (giá trị một phần trong các phần bằng nhau). Thực hiện phép chia. Đây là bước rút về đơn vị.
Bước 2: Tìm số phần (số đơn vị) theo yêu cầu đề. Thực hiện phép chia. Đây là bước trả lời câu hỏi của đề bài.
Ví dụ 2: Bạn Linh có 20 cái bút chia đều vào 5 hộp bút. Hỏi nếu Linh có 12 cái bút thì chia đều cho bao nhiêu hộp đựng bút?
Tips phân biệt hai dạng bài toán rút về đơn vị
Hai dạng bài trên sẽ theo học sinh trong suốt quá trình học lớp 3 và sau này, đặc biệt đối với học sinh giỏi tham gia thi cấp trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia… Tuy nhiên các em lại dễ nhầm lẫn ở hai phép tính nhân, chia. Vì vậy, hãy vận dụng tips nho nhỏ này để giúp học sinh dễ phân biệt nhé
Sau khi đã thực hiện xong bước 1 (Tìm giá trị một đơn vị) thì ở bước 2 các em cần đọc kĩ đề bài để chia ra hai trường hợp rõ ràng tương ứng với hai dạng toán:
- Trường hợp 1: Nếu đơn vị ở bước 1 và đơn vị phải tìm giống nhau thì làm phép nhân (dạng 1).
- Trường hợp 2: Nếu đơn vị ở bước 1 và đơn vị phải tìm khác nhau thì làm phép chia (dạng 2).
Nghiên cứu cho thấy việc thành công không nằm ở lý thuyết xuông mà chính qua kỹ năng thực hành. Vì thế, lời khuyên chân thành dành cho bạn là nếu muốn giúp các bé làm tốt bài toán liên quan đến rút về đơn vị, phụ huynh và giáo viên cần tăng cường cho trẻ luyện tập. Hy vọng, qua bài viết này, sẽ giúp các em dễ dàng chinh phục dạng toán mới.
Mong rằng bài viết của Sigma Books đã giúp cho các em củng cố thể kiến thức, từ đó có hướng làm bài chính xác nhất.